Mọt gạo ! Nỗi ám ảnh của mọi nhà và cách khắc phục

Mọt gạo – Mọt gạo là một loại côn trùng nhỏ có thể gây hại cho gạo và các sản phẩm nông sản khác. Chúng là nhặng (Insecta) trong họ Crambidae và phân bố rộng rãi trên toàn thế giới.Nó thường xuất hiện trong gạo từ tháng 5 đến tháng 9  hàng năm. Dù gạo vừa xát từ 3-5 ngày  với thời tiết nắng nóng, kèm mưa ẩm là trứng em ấy nở ra( trứng có bám sẵn ở gạo gặp điều kiện thuận lợi là nở ra).

Nguyên nhân gây ra mọt

Nguyên nhân gây ra con mọt gạo phần lớn là do điều kiện lưu trữ gạo không đảm bảo hoặc quá lạnh, ẩm. Con mọt gạo có thể phát triển và tồn tại trong môi trường có độ ẩm từ 13% đến 21% và các điều kiện nhiệt độ ấm. Vì vậy, nếu gạo được lưu trữ ở môi trường khá ẩm ướt và không có giải pháp chống ẩm, con mọt gạo có thể phát triển nhanh chóng.

Năm yếu tố khiến mọt phát triển mạnh và tốt nhất

1.Nhiệt độ: Mọt gạo thích điều kiện nhiệt độ ấm áp, khoảng từ 25-35°C là lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng.

2.Độ ẩm: Mọt gạo cần độ ẩm cao để tồn tại. Độ ẩm từ 70-90% là lý tưởng để chúng phát triển nhanh chóng.

3.Thức ăn: Mọt gạo sống chủ yếu từ gạo hoặc các sản phẩm từ gạo như tinh bột, bánh mỳ, bột mỳ… Nếu không có nguồn thức ăn, chúng sẽ không thể sinh tồn và phát triển.

4.Sinh sản: Mọt gạo có khả năng sinh sản nhanh chóng. Một con cái có thể đẻ từ 100-300 quả trứng trong đời sống của mình. Chúng có thể phát triển từ trứng thành con trưởng thành trong thời gian ngắn.

5.Môi trường sống: Mọt gạo thích sống trong môi trường bí mật, như trong hũ đựng gạo, bao bì thức ăn hoặc các khe hở và nơi ẩm ướt.

 

Các loại gạo hay bị mọt?

Đến mùa mọt thì loại gạo nào cũng dễ bị có mọt tuy nhiên các loại gạo lứt là dễ bị mọt nhất là các loại gạo ở vùng miền núi phía bắc do công nghệ kỹ thuật còn chưa phát triển. Đặc biệt, tại các khu vực này thì việc trồng trọt và thu gom theo cách truyền thống, theo cảm nhận của mỗi người mà không có quy chuẩn về chất lượng.

Mọt có lợi có hại gì đến gạo hoặc các sản phẩm liên quan đến gạo như bún, phở,…..?

Về thẩm mỹ: Khi sản phẩm gạo hoặc các sản phẩm liên quan đến gạo mà có phát sinh mọt thì tính thẩm mỹ cũng đã không cao.

Về Chất lượng, mẫu mã:Mọt phát sinh nó sẽ ăn tiêu hóa gây biến dạng sản phẩm. Mọt tiết ra hoạt chất sinh học làm mềm bề mặt hạt gạo sau đó ăn, và thải rất chất thải làm cho chất lượng bị giảm sút. Ngoài ra, nếu mọt phát sinh nhiều thì chất thải cũng cao hơn nên thường sẽ có mùi hôi trên sản phẩm

Để hạn chế mọt thì có 1 số công việc cần phải làm như sau:

Đối với nhà máy sản xuất:

  • Thường xuyên vệ sinh kho tàng máy móc sạch sẽ thông thoáng, phun thuốc khử trùng định kỳ lên nhà máy, lên tường, bề mặt của máy móc
  • Nếu khách yêu cầu xông trùng cho từng lô sản phẩm thì sẽ thực hiện xông trùng cho khách theo đúng quy định của quy chuẩn Việt Nam về Xông trùng
  • Ngoài ra các nhà máy phải đảm bảo việc lúa khi cất trữ về kho phải đảm bảo ẩm độ dưới 15  và sau say xát ẩm độ của gạo dưới 14 thì tỷ lệ mọt sẽ hạn chế do bề mặt của hạt gạo lúc này rất khô không đủ ẩm độ để trứng mọt phát triển
  • Ngoài ra nếu không xông trùng thì chúng ta có thể đóng gói dạng túi nilon kín tạo ra môi trường Yếm Khí (có thể hút chân không hoặc cố gắng đẩy hết không khí ra khỏi vỏ bao) thì mọt cũng sẽ hạn chế phát triển.

Đối với nhà phân phối

  • Khi nhập gạo về ngoài việc đúng chủng loại gạo mong muốn thì cũng cần phải kiểm tra ẩm độ gạo kê xếp các bao gạo trên balet, để ở nơi sạch sẽ thoáng đãng dễ dàng vệ sinh
  • Nhập lượng hàng đủ chia nhiều đợt nhỏ tránh để lưu chữ lâu trong kho
  • Đóng gói nếu bao to 10 đến 50kg thì nên lồng thêm bao nilon
  • Bao 5kg thì làm bao kín không đục lỗ, hoặc dùng bao hút chân không

Cách phòng chống và diệt mọt tại nhà cho người tiêu dùng

Bảo quản thực phẩm đúng cách: Bảo quản gạo và các sản phẩm từ gạo trong bao bì kín, như hũ đựng thực phẩm hoặc túi ni lông. Tránh để gạo hoặc sản phẩm từ gạo tiếp xúc trực tiếp với không khí để ngăn chặn việc mọt gạo có thể tiếp cận.

Kiểm tra và loại bỏ sản phẩm bị nhiễm mọt: Kiểm tra thường xuyên các bao gạo và các sản phẩm từ gạo để xác định sự hiện diện của con mọt. Nếu bạn phát hiện sản phẩm bị nhiễm mọt, hãy tiêu hủy hoặc đặt riêng chúng để không lây lan cho các sản phẩm khác.

Vệ sinh khu vực lưu trữ: Đảm bảo điều kiện môi trường lưu trữ khô ráo, sạch sẽ và thoáng khí. Quét sạch các vết bẩn và thư rác thường xuyên, đặc biệt là xung quanh vùng lưu trữ thực phẩm.

Sử dụng phương pháp kiểm soát côn trùng: Sử dụng các bóng đèn hấp thụ, hút côn trùng hoặc bẫy mọt gạo trên thị trường để kiểm soát và diệt trừ con mọt gạo. Đảm bảo tuân thủ hướng dẫn sử dụng và an toàn trong việc áp dụng các sản phẩm này.

Kiểm tra và vệ sinh kỹ các khu vực tiềm ẩn: Kiểm tra kỹ các góc khuất, khe hở và vị trí tiềm ẩn mà con mọt có thể ẩn nấp. Vệ sinh kỹ và tiến hành vệ sinh sâu để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn mọt gạo và trứng của chúng.

Mua gạo và sản phẩm từ gạo có chất lượng đảm bảo: Lựa chọn những nhà cung cấp uy tín và đảm bảo mua gạo và các sản phẩm từ gạo chất lượng cao, đã được kiểm tra và bảo quản đúng cách từ nhà sản xuất.

 

Lưu ý: các mẹo thủ công như đặt tỏi trong hũ gạo, than… đều chỉ là đòn tâm lý nó chẳng có tác dụng gì với mọt. Việc sử lý hóa chất còn không triệt để được mọt thì  mẹo thủ cũng không  thể giải quyết được

Vậy nên chúng ta phải chấp nhận sống chung với mọt. Và chỉ tìm cách hạn chế được càng nhiều càng tốt. Việc để bao gạo không nhìn thấy mọt nữa thì phải là cả 1 quá trình mà có sự kêt hợp của tất cả các bên chứ không chỉ trách nhiệm của riêng ai cần sự chung sức của các nhà máy, đại lý và người tiêu dùng để cho bữa cơm của mỗi gia đình không còn đáng sợ nữa. Vì vậy em rất hi vọng các anh chị thông cảm nếu có mua phải hàng có 1 vài con này ạ.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *